Kiến Thức Y Tế

Về Karma Fit

Karma Fit = Chọn lựa một chiếc xe lăn phù hợp nhất dựa trên lối sống, kích thước cơ thể, tình trạng khuyết tật và tài chính.

Bản chất của Karma Fit là chọn xe lăn một cách chính xác nhằm tăng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống , đồng thời tránh nguy cơ bị các chấn thương khác.

Tại sao chọn đúng xe lăn lại quan trọng đến vậy ?

Một chiếc xe lăn không phù hợp dễ gây ra các ảnh hưởng phụ khi sử dụng lâu dài.

Ví dụ, một chiếc xe không có khả năng giảm áp lực lên vùng mông, đùi có thể nguy hại đến da và gây ra các vết loét .

Một ví dụ thứ hai là khi xe lăn có phần tay tựa quá cao, dễ gây đau vai gáy cho người sử dụng .

Ví dụ thứ ba là việc ngồi ghế quá rộng có thể tạo ra dáng ngồi xấu và gây vẹo cột sống .

Vì vậy, luôn đặt ý niệm về ‘ Fit’- ‘Sự phù hợp’ trong đầu khi chọn xe lăn là điều rất quan trọng.

Những yếu tố nào nên xem xét khi chọn xe lăn?

Không phải mọi xe lăn đều giống nhau. Chúng ta nên chọn xe lăn phù hợp nhất với kích thước và tình trạng của người sử dụng, môi trường và cách sống.

Phù hợp với cách sống

Cách Sống (e.g., không gian sống, thích ra ngoài hay ở trong nhà, etc.) Tần Suất Sử Dụng (e.g., ạm thời, thỉnh thoảng hoặc sử dụng hàng ngày) Khả năng đẩy: Người sử dụng có thể tự đẩy không?

Phù Hợp Với Cơ Thể

  • Phù hợp khi muốn giảm áp lực: Khi muốn giảm áp lực lên phần hông,người dùng có thể tự nâng người lên?Người dùng có thể giữ vững dáng ngồi mà không cần giúp đỡ?
  • Phù hợp với kích thước cơ thể:Ghế ngồi có rộng hơn tầm 2 inch = 5 cm so với thân người  ( hoặc phần rộng nhất của cơ thể)?
    Khi người sử dụng ngồi trên xe, khoảng cách giữa cạnh trước của chỗ ngồi với mặt sau của chân khoảng 2 đến 3 inch ( 5 đến 8 cm)? Đó là bởi vì độ sâu của ghế nên ngắn hơn một chút so với độ dài của đùi. Chân và đùi có cảm thấy thoải mái khi ngồi trên xe?

Phù Hợp Với Tình Trạng Khuyết Tật

  • Người già:e.g., chân yếu , không đi lại được .
  • Phẫu thuật: e.g., gãy xương, phẫu thuật khớp, etc.
  • Đau tim hoặc các dạng nghiêm trọng khác: e.g.,liệt nhẹ bán thân, bại liệt , etc. chấn thương cột sống , béo phì và bệnh gút. .
Đau Nhức Do Sức Ép:

Bệnh này nhẹ thì có thể làm đỏ vùng da tiếp xúc, nặng có thể gây thương tổn đến xương, gân hoặc cơ. Vấn đề này xảy đến khi bạn nằm trên giường hoặc ngồi trên xe lăn trong thời gian dài. Sức ép thường xuyên ngăn máu cung cấp cho da, dẫn đến tế bào da bị thương và gây đau nhức.

Chứng vẹo xương sống:

Chứng vẹo xương sống tự phát là dạng phổ biến, mà chưa xác định được nguyên nhân, chủ yếu ở nữ giới thành niên. Vẹo xương sống thần kinh cơ lại liên quan đến các bệnh lý về thần kinh cơ như bại não, bệnh cơ hoặc nứt cột sống. Vẹo xương sống chức năng xảy ra do dáng ngồi xấu hoặc độ dài hai chân khác nhau làm cột sống bị cong.

Căng cơ Đen-Ta:

Cơ tam đầu phần cánh tay , cơ ngực và cơ den-ta là những loại cơ chính được sử dụng khi đẩy xe lăn. Thường thì việc căng cơ là kết quả của việc lặp đi lặp lại các chuyển động hàng ngày, khi chơi thể thao hay tập luyện. Các sợi cơ bị co lại và căng, làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu.

Viêm gân :

Viêm gân thường là chấn thương do hoạt động quá sức. Thường thì khi chúng ta bắt đầu vận động, gân sẽ bị kích thích. Nếu gân không được co dãn nhịp nhàng từ đầu đến cuối , nó sẽ bị rát và sưng tấy.

Gù lưng :

Gù lưng là tình trạng mà phần trên của lưng bị cong lại. Thường nguyên nhân là do ngồi không đúng cách. Ngoài ra còn có thể do cột sống quá cứng hay quá mềm gây ra.

Các vấn đề về tuần hoàn :

Loét do áp lực rất phổ biến ở những bệnh nhân không thể di chuyển do bị liệt, bị ốm hay tuổi già. Áp lực thường xuyên chặn máu cung cấp đến một số bộ phận của cơ thể, đặc biệt là vùng da ở mông, đùi, gót. Các tế bào bơi bị ảnh hưởng có thể chết nếu không nhận được máu đến nuôi dưỡng.