Mẹo Giúp Người Chăm Sóc Đẩy Xe Lăn Không Mất Nhiều Sức – P.1

Đối với người chăm sóc xe lăn, họ có những áp lực và rủi ro về sức khỏe mà không phải ai cũng tự nhận biết, bao gồm chấn thương cơ khớp do sử dụng lực quá mức hoặc các tư thế không phù hợp.

Khi chăm sóc người dùng xe lăn, cần chú ý sử dụng sự “khôn khéo” hơn là dùng nhiều sức lực. Khi người chăm sóc sử dụng nhiều lực, thắt lưng gập quá góc nghiêng cho phép hoặc tư thế không đúng, dẫn đến nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn chấn thương tích lũy.

Vì vậy, người chăm sóc cần biết cách tận dụng các bộ phận thiết kế xe lăn hỗ trợ người chăm sóc như: phanh tay, bàn đạp trợ lực để thuận tiện đẩy xe cũng như bảo vệ cơ thể tránh bị chấn thương.

 

Phòng ngừa nguy cơ rối loạn chấn thương tích lũy với các chú ý sau đây: 

Chú ý tư thế đẩy xe lăn:

Khi đẩy xe lăn, hãy giữ cho phần lưng được thẳng, không cong vẹo hay thường xuyên gập người xuống để đẩy xe. 

Hỗ trợ người dùng ra vào xe

Cần nhớ phải gấp bàn đạp chân trước khi hỗ trợ người dùng xe ra vào xe lăn. Ngoài việc tránh cho bản thân và người dùng bị vấp ngã do khoảng cách người và xe được rút ngắn và giúp bảo hộ cho phần lưng không phải sử dụng quá nhiều lực.

Tìm hiểu xe lăn SOMA 215

Đẩy xe lăn qua các gồ dốc và chướng ngại vật

Với các xe lăn có thiết kế hỗ trợ người chăm sóc, đều có trang bị phần bàn đạp trợ lực. Khi đẩy xe qua chướng ngại vật, người dùng nên sử dụng bàn đạp trợ để đẩy xe không mất nhiều sức lực và thời gian. 

Trong các bài viết trước, KARMA có mách bạn cách đẩy xe lăn an toàn qua chướng ngại vật hoặc dốc đứng.

Khi mang vác xe lăn

Nếu bạn cần di chuyển xe, chẳng hạn như đặt xe lăn vào khoang sau của ô tô, hãy tháo rời một số bộ phận của xe như bánh sau, thành chân, thành tay (nếu xe lăn thiết kế các bộ phận này có thể tháo rời) trước khi gấp gọn xe lăn. Đây là mẹo nhỏ giúp giảm tải tổng trọng của xe và người chăm sóc cũng tiết kiệm được sức khi mang vác xe.

Tìm hiểu xe lăn ergo lite chỉ 8.6kg

ĐỌC THÊM

tìm hiểu xe lăn

Contact Me on Zalo