Chăm sóc người cao tuổi - Xe lăn KARMA https://vn.karmamedical.com Thương Hiệu Xe Lăn Hàng Đầu Thu, 24 Oct 2024 04:45:50 +0000 vi-VN hourly 1 https://vn.karmamedical.com/wp-content/uploads/2018/09/cropped-Logo_webicon-2-32x32.png Chăm sóc người cao tuổi - Xe lăn KARMA https://vn.karmamedical.com 32 32 Làm Thế Nào Để Vệ Sinh Xe Lăn Đúng Cách ? https://vn.karmamedical.com/2024/10/lam-the-nao-de-ve-sinh-xe-lan-dung-cach/ Thu, 24 Oct 2024 04:45:50 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=20314 Giữ gìn xe lăn sạch sẽ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người dùng và tăng vòng đời sử dụng của xe lăn. Tuy nhiên, cần vệ sinh những phần nào và tần suất ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong blog ngày hôm nay, Karma sẽ gợi ý cho [...]

The post Làm Thế Nào Để Vệ Sinh Xe Lăn Đúng Cách ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Giữ gìn xe lăn sạch sẽ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe người dùng và tăng vòng đời sử dụng của xe lăn. Tuy nhiên, cần vệ sinh những phần nào và tần suất ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong blog ngày hôm nay, Karma sẽ gợi ý cho chúng ta những điểm quan trọng cần chú ý khi vệ sinh xe lăn cả nhà nhé !

1. Vệ Sinh Khung Xe – ” Hàng Ngày “

Phần khung xe, tay đẩy, vành lăn, thành để tay có thể dễ dàng lau chùi bằng khăn mềm. Nếu bạn vừa đi từ bệnh viện, hay siêu thị về, hay dùng giấy ướt kháng khuẩn để lau qua khung xe. Tuyệt đối không được dùng các chất tẩy rửa mạnh như bột tẩy trắng, dung dịch cọ rửa phòng bếp để tránh khung xe bị ăn mòn.

Xe lăn Ergo Lite

2. Vệ Sinh Đệm – ” Hàng Tháng “

Đệm xe lăn Kama được trang bị công nghệ kháng khuẩn kháng mùi, nên thay vì phải giặt giũ hàng ngày, khách hàng chỉ cần dành thời gian 1 lần / tháng để vệ sinh. Khi vệ sinh đệm, chúng ta dùng dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch và xả dưới vòi nước mạnh. Không được vò mạnh, giặt máy để tránh đệm bị nhăn xù. Ngoài ra, cần phơi đệm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp để đệm không bị bạc màu.

3. Bánh Trước Và Bánh Sau – ” Hàng Tháng “

Bụi bẩn, lông tóc có thể bị dính vào bánh sau thời gian sử dụng. Vì vậy, hàng tháng, chúng ta cần kiểm tra bánh xe và loại bỏ các vật dư thừa này. Dùng chổi lau loại nhỏ để quét sách bụi bẩn bám trên bánh xe.

Trong khi vệ sinh, chúng ta cũng kiểm tra luôn độ mòn của lốp để xem có cần thay mới. Đẩy thử xe, nếu thấy xe hơi cọt kẹt, có thể tra thêm chút dầu ở các trục bánh xe để lăn mượt hơn.

4. Khi Xe Lăn Dính Nước, Phải Lau Khô ” Ngay Lập Tức “

Nếu gặp trời mưa, cần dùng khăn khô lau xe ngay lập tức. Phơi xe ở nơi khô ráo hoặc bật quạt để hơi nước dễ bay hơi. Kể cả những dòng xe lăn khung nhôm thì cũng sẽ có một số ốc vít bằng sắt, có thể bị rỉ khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Vì vậy, giữ xe luôn khô ráo sẽ giúp tăng vòng đời sử dụng của xe lăn.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Karma trong việc giữ gìn xe lăn luôn sạch sẽ, vệ sinh. Áp dụng ngay để bảo vệ sức khỏe người dùng và tăng thời gian sử dụng cho xe lăn cả nhà nhé !

The post Làm Thế Nào Để Vệ Sinh Xe Lăn Đúng Cách ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Xe Lăn Bánh Sau To Và Xe Lăn Bánh Sau Bé Khác Nhau Như Thế Nào ? https://vn.karmamedical.com/2024/09/xe-lan-banh-sau-to-va-xe-lan-banh-sau-be-khac-nhau-nhu-the-nao/ Fri, 20 Sep 2024 08:41:41 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=20278 Khi mua xe lăn tại các cửa hàng, chúng ta dễ bị bối rối bởi nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, trong đó có những loại bánh sau to, lại có những xe bánh sau bé. Việc hiểu rõ chức năng, công dụng, điểm mạnh, điểm yếu của từng loại bánh xe sẽ giúp [...]

The post Xe Lăn Bánh Sau To Và Xe Lăn Bánh Sau Bé Khác Nhau Như Thế Nào ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Khi mua xe lăn tại các cửa hàng, chúng ta dễ bị bối rối bởi nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, trong đó có những loại bánh sau to, lại có những xe bánh sau bé. Việc hiểu rõ chức năng, công dụng, điểm mạnh, điểm yếu của từng loại bánh xe sẽ giúp chúng ta chọn đúng mẫu phù hợp ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian, công sức về sau.

1. Xe Lăn Bánh Sau To

Đầu tiên, vai trò của bánh sau xe lăn là để cân bằng và giúp xe di chuyển. Trong đó, loại bánh sau to thường sẽ có kích thước từ 20 – 24 inch, kèm vành đẩy nhằm giúp người ngồi có thể tự lăn xe.

Ưu điểm:

  • Người ngồi có thể tự lăn xe ( người chăm sóc cũng có thể đẩy được với tay cầm phía sau )
  • Tiết diện tiếp xúc mặt đất lớn hơn, dễ đẩy trên đường gồ ghề hơn

Nhược điểm:

  • Nặng hơn, cần nhiều sức để nâng vác hơn
  • Tốn nhiều diện tích cất trữ hơn

Xe phù hợp với khách hàng thích tự lăn xe.

Một số mẫu xe bánh sau to tiêu biểu của Karma

Xe lăn S-ergo 125

Xe lăn Agile

2. Xe Lăn Bánh Sau Bé 

Với loại bánh sau bé, kích thước bánh sẽ nhỏ hơn, dao động từ 12-14 inch, không có vành lăn, dùng cho khách hàng có người chăm sóc đẩy.

Ưu điểm:

  • Gọn nhẹ hơn, người chăm sóc dễ mang vác, nhất là nếu người chăm sóc cũng là người cao tuổi
  • Dễ đi qua các cửa nhà, cửa thang máy hẹp , tốn ít diện tích lưu trữ hơn

Nhược điểm:

  • Người ngồi không thể tự lăn xe
  • Không phù hợp để đẩy trên đường gồ ghề

Xe phù hợp với khách hàng có người chăm sóc đẩy thường xuyên.

Tham khảo một số mẫu xe bánh bé từ Karma

Xe lăn  Soma 215 ( SM 250.5 )

Xe lăn Ergo Lite

Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Karma về các loại bánh sau xe lăn, giúp chúng ta trang bị vốn kiến thức cần thiết để chọn lựa đúng mẫu xe phù hợp cho người thân yêu.

The post Xe Lăn Bánh Sau To Và Xe Lăn Bánh Sau Bé Khác Nhau Như Thế Nào ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Cách Chọn Xe Lăn Phù Hợp Với Tình Trạng Vận Động Của Người Cao Tuổi! https://vn.karmamedical.com/2024/08/cach-chon-xe-lan-phu-hop-voi-tinh-trang-van-dong-cua-nguoi-cao-tuoi/ Thu, 08 Aug 2024 07:16:09 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=19895 Xe lăn cho ông bà cần đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của người cao tuổi. Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là xe phải phù hợp với tình trạng vận động và sức khỏe của ông bà. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dòng xe lăn với mẫu mã [...]

The post Cách Chọn Xe Lăn Phù Hợp Với Tình Trạng Vận Động Của Người Cao Tuổi! first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Xe lăn cho ông bà cần đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của người cao tuổi. Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là xe phải phù hợp với tình trạng vận động và sức khỏe của ông bà.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dòng xe lăn với mẫu mã đa dạng, điều này có thể làm chúng ta- những người con, người cháu bối rối khi lựa chọn mẫu xe phù hợp với các cụ. Blog này sẽ đưa ra những gợi ý hữu ích, giúp chúng ta lựa chọn xe lăn cho người cao tuổi dễ dàng hơn.

Thông thường, người dùng sẽ gặp 3 vấn đề vận động chính như sau. Người nhà cần nắm rõ tình trạng của ông bà ra sao trước khi chọn mua xe lăn.

1. Ông bà vẫn có thể đi đứng, nhưng không đi được xa

Đây là trường hợp người cao tuổi bị suy giảm chức năng vận động nhưng chưa quá nghiêm trọng. Ông bà vẫn có thể đi lại được, chẳng qua các cụ không đi được xa, người nhà cần mua xe lăn để khi nào các cụ mệt có thể ngồi nghỉ.

Trường hợp này, chúng ta có thể lựa chọn các mẫu xe lăn thường, tiêu chuẩn, chú trọng đến sự gọn nhẹ, dễ sử dụng để người nhà tiện mang vác, gấp gọn.

Điển hình có thể kể đến Soma 105, Soma 215, Ergo Lite – là các mẫu xe gọn nhẹ tiêu biểu của Karma.

Xe lăn Soma 105 (SM 150.5)

Xe lăn Soma 215 (SM 250.5)

Xe lăn Ergo Lite

2. Ông bà không tự đi được, nhưng phần thân trên vẫn khỏe

Ở trường hợp này, hai chân các cụ rất yếu, không thể tự đi lại được. Khi cần đi vệ sinh hay ra sofa, người nhà cần bế ông bà đi. Mặc dù không tự đi lại được, nhưng phần thân trên của các cụ vẫn khỏe, có thể ngồi thẳng được trên xe.

Lúc này, bên cạnh sự chắc chắn, gọn nhẹ, chúng ta cần chọn những dòng xe tiêu chuẩn có thêm các chức năng tiện ích để hỗ trợ người dùng lên xuống xe nhanh chóng, an toàn. Những mẫu xe này nên có phần thành tay nâng được về sau, tựa chân có thể xoay sang bên hoặc tháo ra, giúp ông bà sang xe dễ dàng, không bị thành tay, thành chân cản trở như những mẫu xe lăn thông thường.

Điển hình là 2 mẫu xe: AgileS-ergo 125 – những dòng xe đa tiện ích hỗ trợ tốt cho người cao tuổi trong trường hợp này.

Xe lăn Agile

Xe lăn S-ergo 125

3. Ông bà không tự đi được và cũng không ngồi thẳng được

Đây là trường hợp người cao tuổi bị yếu cơ toàn thân, không thể tự đi lại và khi ngồi thì bị nghiêng sang một bên bên hoặc trượt về trước. Trong một số trường hợp nặng, ông bà có thể bị liệt toàn thân, người nhà phải chăm sóc bệnh nhân tại chỗ.

Với tình trạng vận động như vậy, gia đình nên chọn các dòng xe ngả sau, có tựa lưng, tựa đầu để hỗ trợ người dùng tốt hơn. Các dòng xe ngả sẽ có nhiều tiện ích trên xe, ví dụ như nhóm chức năng hỗ trợ người dùng sang xe (nâng được thành tay, xoay tháo tựa chân), nhóm chức năng thư giãn (ngả tựa lưng về sau sau hoặc nghiêng ghế trong không trung).

Đặc biệt, các dòng xe ngả cao cấp của Karma như VIP 515, KM 5001 được trang bị công nghệ hydraulic pressure, giúp xe ngả sau êm ái, không giật, không sóc, tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi.

Xe lăn VIP 515

Xe lăn KM 5001

Trên đây là những gợi ý hữu ích của Karma trong việc lựa chọn xe lăn phù hợp cho người cao tuổi dựa theo tình trạng vận động. Ngoài tình trạng vận động, chúng ta cũng cần xem xét chỉ số cơ thể – chiều cao, cân nặng, môi trường sống ví dụ như độ rộng cửa ra vào….để lựa chọn xe lăn phù hợp.

Những kiến thức này, Karma sẽ tổng hợp và đăng tải trong những blog tiếp theo để quý khách hàng tiện theo dõi !

The post Cách Chọn Xe Lăn Phù Hợp Với Tình Trạng Vận Động Của Người Cao Tuổi! first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Nên Chọn Mẫu Xe Lăn Nào Nếu Người Chăm Sóc Cũng Là Người Cao Tuổi ? https://vn.karmamedical.com/2024/07/nen-chon-mau-xe-lan-nao-neu-nguoi-cham-soc-cung-la-nguoi-cao-tuoi/ Wed, 10 Jul 2024 03:37:01 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=19779 Con chăm cha không bằng bà chăm ông. Trong nhiều gia đình, khi sức khỏe vẫn cho phép, ông bà thích tự chăm sóc lẫn nhau như một cách thể hiện tình yêu thương với người bạn đời. Hiểu được điều này, Karma đã đặc biệt thiết kế những mẫu xe gọn nhẹ, tiện ích [...]

The post Nên Chọn Mẫu Xe Lăn Nào Nếu Người Chăm Sóc Cũng Là Người Cao Tuổi ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Con chăm cha không bằng bà chăm ông. Trong nhiều gia đình, khi sức khỏe vẫn cho phép, ông bà thích tự chăm sóc lẫn nhau như một cách thể hiện tình yêu thương với người bạn đời. Hiểu được điều này, Karma đã đặc biệt thiết kế những mẫu xe gọn nhẹ, tiện ích để kể cả khi người chăm sóc là người cao tuổi vẫn có thể sử dụng dễ dàng. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Ergo Lite.

1. Khung Nhôm Máy Bay Chắc Chắn, Gọn Nhẹ

Ergo Lite là ví dụ điển hình về cách Karma nghiên cứu nhu cầu của người chăm sóc và chuyển hóa nó thành các thiết kế tiện ích trên xe lăn.

Nếu người chăm sóc cũng là người cao tuổi, xe lăn cần đáp ứng được các tiêu chí: cực kỳ gọn nhẹ, gấp mở nhanh, không phải cúi lưng nhiều.

Từ đó, Karma chọn chất liệu nhôm máy bay để sản xuất Ergo Lite, giúp mẫu xe không chỉ bền chắc với thời gian bảo hành khung lên đến 5 năm, mà còn cực kỳ gọn nhẹ .  Khối lượng Ergo Lite chỉ 8.6 kg , hiện là mẫu xe nhẹ nhất trên thị trường vượt qua được kiểm tra va chạm Crash Test.

Hình minh họa: Người cao tuổi có thể nâng xe bằng một tay

2. Phanh xe cải tiến PnP

Nếu là người sử dụng xe lăn thường xuyên, chúng ta sẽ biết phanh tay và phanh khóa bánh thường ở 2 vị trí khác nhau. Khi cần khóa bánh, người chăm sóc sẽ phải cúi người xuống để kéo phanh. Việc cúi người xuống thường xuyên, nhất là với người cao tuổi , sẽ làm các cụ mỏi lưng, đau cột sống.

Để giải quyết tình trạng này, Ergo Lite được tích hợp phanh khóa bánh vào phanh tay- dòng phanh cải tiến PnP. Khách hàng ấn lên để đi chậm , ấn xuống để khóa bánh, mà không cần cúi người về trước như những mẫu xe thông thường.

Hình minh họa: Phanh cải tiến PnP, không cần cúi người khi khóa xe

Không chỉ tiện lợi cho người chăm sóc, xe còn giúp người ngồi thoải mái với ghế ngồi thông minh S-ergo, đệm kháng khuẩn…

Gọn nhẹ, dễ sử dụng – Ergo Lite là mẫu xe lăn thân thiện với người chăm sóc cao tuổi , giúp ông bà tận hưởng những giây phút đi dạo cùng nhau.

The post Nên Chọn Mẫu Xe Lăn Nào Nếu Người Chăm Sóc Cũng Là Người Cao Tuổi ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Làm Thế Nào Để Chọn Túi Treo Đồ Phù Hợp Cho Xe Lăn ? https://vn.karmamedical.com/2024/06/lam-the-nao-de-chon-tui-treo-do-phu-hop-cho-xe-lan/ Fri, 14 Jun 2024 03:53:14 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=19737 Mỗi khi ra ngoài , việc mang các đồ dùng cá nhân như điện thoại, ví tiền…là không thể thiếu. Với người sử dụng xe lăn cũng vậy, tuy nhiên việc lựa chọn túi treo đồ phù hợp phải được cân nhắc, để không làm ảnh hưởng đến chức năng xe hay gây khó khăn [...]

The post Làm Thế Nào Để Chọn Túi Treo Đồ Phù Hợp Cho Xe Lăn ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Mỗi khi ra ngoài , việc mang các đồ dùng cá nhân như điện thoại, ví tiền…là không thể thiếu. Với người sử dụng xe lăn cũng vậy, tuy nhiên việc lựa chọn túi treo đồ phù hợp phải được cân nhắc, để không làm ảnh hưởng đến chức năng xe hay gây khó khăn cho người dùng hoạt động. Trong blog này, Karma sẽ liệt kê các loại túi hay được sử dụng cho xe lăn để chúng ta cùng tham khảo.

1.Túi Treo Sau Lưng

Túi treo sau lưng là lựa chọn đầu tiên dành cho xe lăn. Nếu chúng ta chỉ sử dụng xe lăn trong thời gian ngắn vài tháng chẳng hạn , thì có thể sử dụng những loại túi treo thông thường như túi vải 2 dây…

Những loại túi này ưu điểm là dễ mua , giá rẻ nhưng vì không phải là loại được thiết kế riêng cho xe lăn , nên phần quai treo , chiều dài chiều rộng túi có thể hơi quá khổ, và chỉ thích hợp cho người dùng ngắn hạn.

Nếu chúng ta sử dụng xe lăn lâu dài , người dùng nên lựa chọn túi treo sau lưng chuyên dụng ( như hình bên dưới ). Những loại túi này sẽ được tinh chỉnh phần quai treo khớp với tay đẩy, để không gây vướng víu cho người sử dụng.

Không gian túi rộng rãi, để được các vật dụng có kích thước lớn như bình nước, giấy vệ sinh…

Hình minh họa: Tay treo sau lưng chuyên dụng dành cho xe lăn

2. Túi Lưới Gầm Xe

Một số người dùng xe lăn có thể sử dụng túi lưới – treo dưới gầm xe làm không gian để đồ ( như hình dưới ) . Dạng túi này sẽ để được các đồ vật có kích thước lớn, không gian mở tiện bỏ lấy đồ.

Tuy nhiên , không nên để các đồ vật có giá trị ở đây , ngoài ra cũng cần để ý khi lăn xe qua các đoạn xóc nảy, vật dụng có thể bị rơi ra ngoài.

Hình minh họa: Túi lưới treo dưới gầm xe

3. Túi Treo Bên Hông

Dạng túi này sẽ được gắn vào phần thành tay xe lăn, rất thích hợp để người dùng cất giữ các đồ vật có giá trị như điện thoại, ví tiền…Với thiết kế nhỏ gọn, dễ tháo lắp, túi không làm tốn nhiều diện tích hay ảnh hưởng đến việc sử dụng xe lăn của người ngồi.

Hình minh họa: Túi treo bên hông

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, cần để đồ nhiều hay ít, người dùng sẽ có những lựa chọn khác nhau cho xe lăn của mình. Ngoài túi, nếu bạn cần thêm thông tin về các loại phụ kiện khác cho xe lăn , chúng ta hãy thoải mái liên hệ Karma để được tư vấn nhé !

The post Làm Thế Nào Để Chọn Túi Treo Đồ Phù Hợp Cho Xe Lăn ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Những Cách Đơn Giản Để Cải Tạo Phòng Tắm Tiếp Cận Hơn Cho Người Sử Dụng Xe Lăn https://vn.karmamedical.com/2024/05/nhung-cach-don-gian-de-cai-tao-phong-tam-tiep-can-hon-cho-nguoi-su-dung-xe-lan/ Wed, 15 May 2024 04:31:00 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=19707 Phòng tắm, phòng vệ sinh là khu vực thiết yếu trong nhà và dễ dàng tiếp cận với mọi người , nhưng với người sử dụng xe lăn thì không đơn giản như vậy. Nếu như không có thiết bị hỗ trợ cần thiết, phòng tắm sẽ rất khó sử dụng , hoặc thậm chí [...]

The post Những Cách Đơn Giản Để Cải Tạo Phòng Tắm Tiếp Cận Hơn Cho Người Sử Dụng Xe Lăn first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Phòng tắm, phòng vệ sinh là khu vực thiết yếu trong nhà và dễ dàng tiếp cận với mọi người , nhưng với người sử dụng xe lăn thì không đơn giản như vậy.

Nếu như không có thiết bị hỗ trợ cần thiết, phòng tắm sẽ rất khó sử dụng , hoặc thậm chí là nguy hiểm với người khuyết tật. Dưới đây là những gợi ý hữu ích từ Karma để giúp bạn thiết kế lại phòng tắm an toàn và dễ tiếp cận hơn với người sử dụng xe lăn.

1.Thêm Tay Nắm Gắn Tường

Một trong những cách đơn giản nhất để phòng tắm tiện dụng hơn là gắn thêm các tay nắm lên tường. Các tay nắm này sẽ là điểm tựa hỗ trợ người khuyết tật sang bồn cầu nhanh chóng , an toàn.

Hình minh họa: Tay nắm gắn tường

2. Xây Dựng Khu Tắm Mở

Phòng tắm mở không vách ngăn kính và bậc cấp là rất cần thiết với người khuyết tật , để họ có thể lăn xe vào mà không vướng vật cản.

Càng tốt hơn nếu phòng tắm được xây đủ rộng để có thể quay xe lăn một vòng thoải mái, giúp người dùng tự do hơn khi sử dụng.

Hình minh họa: Khu vực tắm mở

3. Bồn Rửa Thấp

Gợi ý thứ ba là lắp bồn rửa thấp hơn bình thường, sao cho người ngồi trên xe lăn có thể tiếp cận được. Bồn rửa thấp sẽ giúp người dùng không phải cố với lên, hạn chế được các rủi ro như trượt xe lăn, ngã về trước. Ngoài ra, nếu có thể lắp thêm vòi rửa tự động thì sẽ càng tiện lợi hơn để người khuyết tật sử dụng.

Hình minh họa: Bồn rửa thấp phù hợp với người dùng xe lăn

Trên đây là những gợi ý hữu ích từ Karma trong việc xây dựng phòng tắm dễ tiếp cận cho người sử dụng xe lăn. Hãy cùng yêu thương , chăm sóc và tạo nên một cuộc sống không rào cản với người khuyết tật các bạn nhé !

The post Những Cách Đơn Giản Để Cải Tạo Phòng Tắm Tiếp Cận Hơn Cho Người Sử Dụng Xe Lăn first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Các Trường Hợp Cần Tránh Khi Chăm Sóc Người Cao Tuổi Trên Xe Lăn https://vn.karmamedical.com/2022/11/cac-truong-hop-can-tranh-khi-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-tren-xe-lan/ Mon, 28 Nov 2022 07:35:50 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=14655 Khi chăm sóc người cao tuổi sử dụng xe lăn, đặc biệt là khi ông bà tuổi tác đã quá cao và không đủ năng lực cũng như sức lực ngồi vững trên ghế, người chăm sóc luôn cần phải cẩn trọng đến những yếu tố nội/ ngoại ảnh có thể tác động đến người [...]

The post Các Trường Hợp Cần Tránh Khi Chăm Sóc Người Cao Tuổi Trên Xe Lăn first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Khi chăm sóc người cao tuổi sử dụng xe lăn, đặc biệt là khi ông bà tuổi tác đã quá cao và không đủ năng lực cũng như sức lực ngồi vững trên ghế, người chăm sóc luôn cần phải cẩn trọng đến những yếu tố nội/ ngoại ảnh có thể tác động đến người dùng cũng như thường xuyên chú ý đến tình trạng của họ

Sau đây là một vài tính huống có khả năng cao xảy ra trong đời thường mà chúng ta cần nên chú ý tránh hoặc hạn chế để xảy ra:

1. Treo các vật nặng, cồng kềnh phía sau lưng xe 

Khi bắt gặp xe lăn trên đường, chúng ta dễ dàng nhìn thấy sau lưng ghế xe lăn, thường được treo rất nhiều vật dụng như túi xách, bình nước, v.v.

Dẫu biết rằng việc treo đồ đạc sau lưng ghế vừa tiện nghi và vừa giảm tải gánh nặng cho người chăm sóc. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người chăm sóc không nên treo bất kỳ vật dụng nào có sức nặng vì nó làm tăng trọng lượng của xe, gây cản trở cho việc đẩy xe.

Và trường hợp xấu nhất và có nguy cơ cao dễ xảy ra là xe và người ngồi cùng lật ngã, đặc biệt là khi đẩy xe lên bậc cao. 

Hình minh họa: Khi treo vật nặng sau lưng xe, người dùng có nguy cơ cao gặp trường hợp xe lăn bị lật ngã khi đẩy xe qua bậc thềm do tất cả trọng lực đều dồn về phía sau.

Do đó, chúng ta cần tránh treo hết tất cả đồ đạc lên xe, cũng như lưu ý nhất định phải tháo hết các vậy nặng khỏi lưng ghế khi người cao tuổi tự đẩy xe một mình. 

Nguồn: Japan’s The Association of Technical Aids

2. Chân của người cao tuổi rơi khỏi bàn để chân và vướng vào gầm xe lăn 

Khi hỗ trợ người cao tuổi ngồi vào  xe lăn, hãy lưu ý đặt ngay ngắn hai bàn chân của họ lên bàn đạp 

Ngoài ra, trong quá trình đẩy xe, người chăm sóc cũng nên chú ý coi chừng bàn chân của người ngồi rơi khỏi bàn đạp và bị vướng vào lồng xe, gây ra những thương tổn không đáng có cho người cao tuổi.

Hình minh họa: Bàn chân người cao tuổi rời khỏi bàn để chân và vướng vào lồng xe.

Khi trường hợp này xảy ra, người chăm sóc nên dừng xe và lập tức điều chỉnh bàn chân của người ngồi trở lại trên bàn để chân.

Một lưu ý để tránh cho trường hợp này xảy ra là hãy kiểm tra xem bàn để chân đã được khóa chắt cẩn thận hay chưa. Ngoài ra, chúng ta cũng nên cân nhắc lựa chọn thành chân cùng bàn để chân phù hợp hơn với tình trạng người dùng.

Nguồn: Japan’s The Association of Technical Aids

3. Người cao tuổi ngồi trượt khỏi ghế xe lăn

Người lớn tuổi trượt ngã khỏi xe lăn là một trong những trường hợp phổ biến thường gặp, nguyên nhân gây ra do xe lăn không phù hợp với vóc dáng hoặc tình trạng của người dùng.

Những lí do thường gặp là do chiều rộng ghế quá khổ, chiều dài ghế quá sâu hoặc quá nông, thiếu hỗ trợ từ đệm lót v.v,

Hình minh họa: Người lớn tuổi trượt ngã khỏi ghế xe lăn.

Trong trường hợp này, chúng ta có thể giúp người lớn tuổi điều chỉnh bằng cách sử dụng thêm đệm lót đặt ở thành lưng hoặc đặt trên ghế ngồi. Tuy nhiên, trước khi chọn mua xe lăn, bạn cần tìm hiểu cách chọn xe lăn cho người cao tuổi tại đây.

Nguồn: Japan’s The Association of Technical Aids

4. Khủy tay người cao tuổi va chạm vào kẹt cửa 

Một trong những sự cố hay xảy đó là khủy tay người cao tuổi va đập vào các bề mặt cứng như tường, thành cửa, v.v khi người chăm sóc đẩy xe lăn qua những nơi chật hẹp như vào thang máy, qua cửa nhà một cánh, v.v,  

Hình minh họa: Khủy tay người lớn tuổi va chạm vào thành cửa khi đẩy xe lăn qua cửa chật hẹp

Trước khi đẩy xe qua những nơi nhỏ hẹp, người chăm sóc cần hãy dừng lại một nhịp, kiểm tra xem tư thế ngồi của người cao tuổi, chân và tay có đặt chưa ngay ngắn hay không. Sau khi kiểm tra xác định người phía trước ít có nguy cơ va chạm, hãy chầm chậm đẩy xe qua cửa.  

Nguồn: Japan’s The Association of Technical Aids 

The post Các Trường Hợp Cần Tránh Khi Chăm Sóc Người Cao Tuổi Trên Xe Lăn first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Khi Nào Thì Người Lớn Tuổi Cần Có Người Chăm Sóc Hỗ Trợ? https://vn.karmamedical.com/2022/08/khi-nao-thi-nguoi-lon-tuoi-can-co-nguoi-cham-soc-ho-tro/ Fri, 19 Aug 2022 03:10:30 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=14375 Người chăm sóc là một lựa chọn cá nhân, tuy nhiên, nó không phải là một dấu hiệu của việc mất độc lập. Hoàn toàn ngược lại, đó là cách để người cao tuổi duy trì sinh hoạt toàn vẹn và an tâm hơn. Việc thuê người chăm sóc toàn thời gian hoặc bán thời [...]

The post Khi Nào Thì Người Lớn Tuổi Cần Có Người Chăm Sóc Hỗ Trợ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Người chăm sóc là một lựa chọn cá nhân, tuy nhiên, nó không phải là một dấu hiệu của việc mất độc lập. Hoàn toàn ngược lại, đó là cách để người cao tuổi duy trì sinh hoạt toàn vẹn và an tâm hơn.
Việc thuê người chăm sóc toàn thời gian hoặc bán thời gian bên ngoài gia đình và nhóm bạn bè có thể mở ra một cuộc sống tiềm năng cho người cao tuổi.

Các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần tìm một người chăm sóc cho người thân

Các bất ổn ở mặt tâm lý: cô đơn, trầm cảm

Những thay đổi tưởng chừng như không đáng kể như sụt giảm cân nặng, đột ngột biệt lập khỏi gia đình và người thân, đánh mất hứng thú với những sở thích. v.v có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý tiềm ẩn.

Lúc này, nếu người thân có một người chăm sóc bên cạnh, họ sẽ nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường ở người cao tuổi. Ngoài ra, người chăm sóc còn đóng vai trò là người bạn hỗ trợ về mặt tinh thần khi cần thiết.

Suy giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày 

Khi bạn nhận thấy các chức năng sinh hoạt ở người lớn tuổi suy giảm đáng kể, họ không còn đủ sức khỏe để tự chăm sóc bản thân hay duy trì sinh hoạt trong gia đình như quét dọn nhà cửa, tự chải chuốt, hoặc làm việc vặt, hãy sắp xếp người chăm sóc bên cạnh người thân

Ngoài ra, lợi ích của người chăm sóc sẽ giúp đảm bảo các công việc nhà cửa có người hoàn thành. Một môi trường trong lành là yếu tố cẩn thiết để cải thiện sức khỏe chung.

Thường xuyên gặp vấn đề té ngã 

Té ngã ở người cao tuổi là một tình trạng khá nguy hiểm. Những nơi có nguy cơ xảy ra té ngã như cầu thang, bồn tắm, thảm hay sàn nhà trơn ướt và thậm chí một ngôi nhà bừa bộn đều là những nguyên nhân dẫn đến té ngã.

Khi người thân của bạn ở một minhg không an toàn thì chắc chắn đã đến lúc nên cân nhắc có một người chăm sóc bên cạnh.

Vệ sinh cá nhân bị bỏ bê

Bạn phát hiện người thân bị hôi miệng, nặng mùi cơ thể hay gặp khó khăn trong việc duy trì thói quen vệ sinh cá nhân của họ. Nếu đúng như vậy, đã đến lúc cân nhắc một người chăm sóc. Họ sẽ giúp đảm bảo các thói quen vệ sinh được duy trì thường xuyên.

Thức ăn trở nên ô thiu

Khi nhận thấy có mùi thực phẩm mốc quanh quẩn trong nhà nhưng người cao tuổi không hề phát hiện, đó là dấu hiệu cho thấy xúc quan của họ đã suy giảm chức năng.

Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thân bạn. Vậy nên, cần có người chăm sóc để giúp mua hàng hóa thực phẩm tươi mới cũng như chuẩn bị bữa ăn cho người thân của bạn.

Tổng kết

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê ở trên, đã đến lúc bạn nên thuê một người chăm sóc.

Có thể khi đọc điều này, bạn là người chăm sóc người thân của mình, nhưng bạn nhận ra rằng họ có thể cần nhiều sự giúp đỡ hơn những gì bạn có thể cho.

Người chăm sóc tư nhân có thể được thuê toàn thời gian hoặc bán thời gian để chăm sóc người thân của bạn bất cứ khi nào họ yêu cầu.

Đọc Thêm

The post Khi Nào Thì Người Lớn Tuổi Cần Có Người Chăm Sóc Hỗ Trợ? first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
6 Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Cùng Ông Bà https://vn.karmamedical.com/2022/06/6-dieu-can-luu-y-khi-di-du-lich-cung-ong-ba/ Tue, 07 Jun 2022 06:55:16 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=13958 Một mùa hè nữa lại đến và đây cũng là dịp cho cả gia đình cùng nhau đi dã ngoại, tận hưởng những khoảnh khắc ấm áp quây quần bên nhau. Nếu bạn đang lên kế hoạch đi chơi trong thời gian này, đây là bài viết hữu dụng giúp bạn lên kế hoạch cho [...]

The post 6 Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Cùng Ông Bà first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Một mùa hè nữa lại đến và đây cũng là dịp cho cả gia đình cùng nhau đi dã ngoại, tận hưởng những khoảnh khắc ấm áp quây quần bên nhau.

Nếu bạn đang lên kế hoạch đi chơi trong thời gian này, đây là bài viết hữu dụng giúp bạn lên kế hoạch cho chuyển đi chơi, đặc biệt làm hài lòng các bậc trưởng lão trong nhà, nhất là ông bà và cha mẹ.

Điều 1. Luôn Lên kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu

Sẽ không bao giờ là uổng phí khi bạn cùng ngồi xuống với ông bà và bố mẹ để lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi trước khi bắt đầu. Hãy dành thời gian để tìm hiểu ý nguyện và mong đợi của người lớn, sau đó dựa vào kinh nghiệm và am hiểu của bản thân để lên một chuyến đi hoàn chỉnh, thỏa mãn đại đa số thành viên trong gia đình.

2. Ưu tiên những địa ĐIỂM LIỀN KỀ

Một lưu ý khi cùng người lớn tuổi đi du lịch, chính là tuổi tác và điều kiện sức khỏe của họ. Vậy nên khi lên kế hoạch cho chuyến đi, dành sự ưu tiên những chuyến đi ngắn với nhiều địa điểm gần kề nhau, cùng nhiều chỗ có thể nghỉ chân. Điều này giúp cho người lớn tuổi không cảm thấy chuyến đi quá sức hay gây ra mệt mỏi cho họ.

3. SẮP XẾP XE đi RIÊNG HOẶC tự lái

Với sức lực của tuổi trẻ, họ không ngần ngại di chuyển đến nhiều nơi bằng nhiều cách thức hay phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, với người lớn tuổi, thay đổi quá nhiều phương tiện giao thông là một điều khá bất tiện, dễ dẫn đến sự mệt mỏi và kiệt sức.

Thay vào đó, có thể tiết kiệm tối đa thời gian và công sức để di chuyển bằng cách thuê xe riêng hoặc tự lái xe để chở cả gia đình đi chơi. Và trong chuyến đi, hãy dành thời gian để cả nhà có thể giao lưu cùng nhau để tăng sự gắn kết của các thành viên.

điều 4. kiểm tra sức khỏe và luôn mang theo thuốc men

Lưu ý hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe của người lớn tuổi trong nhà trước khi xuất phát. Hãy chắc chắn rằng họ đang trong trạng thái thích hợp để rời khỏi nơi an toàn nhà là ngôi nhà của mình.

Hơn nữa, hãy nhớ mang theo thuốc đặc trị mà ông bà thường dùng, cùng một số loại thuốc không cần kê đơn như thuốc tiêu chảy, thuốc say tàu xe, thuốc giảm đau và hạ sốt (acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen). Những loại thuốc này sẽ hữu dụng trong tình huống khẩn cấp.

điều 5. tìm chố nghỉ chân và nhà vệ sinh dành cho người dùng xe lăn

Trong các chuyến đi, thời gian nghỉ chân luôn là lúc dành để sử dụng toilet, cho dù gia đình bạn đi theo tour hay đi tự túc.

Đối với một số người cao tuổi, họ cần phải thay tả lót 2-3 tiếng một lần nếu có sử dụng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người cao tuổi cần tìm đến nhà vệ sinh cho người dùng xe lăn để thuận tiện hơn cho họ sử dụng. Vậy nên hãy luôn lưu ý các địa điểm có nhà vệ sinh để ông bà có thể sử dụng khi cần nhé.

6. LUôn mang theo phương tiện hỗ trợ đi lại có thể gấp gọn

Đối với người lớn tuổi, việc lão hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi hay khó khăn trong việc di chuyển là chướng ngại lớn làm họ không thể tận hưởng cuộc vui. Vậy nên, bạn hãy nhớ mang theo các thiết bị hỗ trợ đi lại như gậy hoặc xe lăn, khuyến khích sử dụng loại có thể gấp gọn, là trợ giúp cần thiết khi ông bà/cha mẹ không còn nhiều sức lực để tự đi lại.

Đọc tiếp

The post 6 Điều Cần Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Cùng Ông Bà first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Cách Hỗ Trợ Người Lớn Tuổi Đứng Dậy Đúng Cách Sau Khi Té Ngã (p.2) https://vn.karmamedical.com/2022/01/cach-ho-tro-nguoi-lon-tuoi-dung-day-dung-cach-sau-khi-te-nga-p-2/ Mon, 24 Jan 2022 07:25:14 +0000 https://vn.karmamedical.com/?p=13721 Trong bài viết trước chuyên gia y khoa của KARMA đã mách bạn cách người chăm sóc hỗ trợ người lớn tuổi đứng dậy an toàn và giảm thiểu rủi ro cả hai cùng té ngã.  Tiếp tục với chuyên đề chăm sóc người cao tuổi, trong bài viết này Karma chia sẻ các bước [...]

The post Cách Hỗ Trợ Người Lớn Tuổi Đứng Dậy Đúng Cách Sau Khi Té Ngã (p.2) first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>
Trong bài viết trước chuyên gia y khoa của KARMA đã mách bạn cách người chăm sóc hỗ trợ người lớn tuổi đứng dậy an toàn và giảm thiểu rủi ro cả hai cùng té ngã. 

Tiếp tục với chuyên đề chăm sóc người cao tuổi, trong bài viết này Karma chia sẻ các bước hỗ trợ người lớn tuổi bị té ngã đúng cách.

Các phương pháp hỗ trợ người lớn tuổi sau té ngã 

Khi người lớn tuổi không may bị té ngã, việc đầu tiên cần làm là hãy xác định độ nghiêm trọng.

Sau khi chắc chắn rằng người cao tuổi không bị bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào, có hai phương pháp đơn giản mà người chăm sóc có thể sử dụng để nâng đỡ họ đứng dậy. 

Phương pháp đầu tiên cần sử dụng đến ghế:

Animated GIF

Nguồn Karma Medical Taiwan; Karma Academy

  1. Đảm bảo người cao tuổi không gặp chấn thương nghiêm trọng.
  2. Đỡ người lớn tuổi ngồi dậy trên nền đất
  3. Đặt cả hai tay người cao tuổi chống lên ghế  
  4. Sử dụng đai di chuyển giúp nhấc người lớn tuổi vào tư thế quỳ.
  5. Với phần tay chống lên ghế làm điểm tựa, người lớn tuổi cần hỗ trợ giúp nhấc phần chân còn lực của người lớn tuổi khỏi mặt đất. Ngoài ra, hãy nhớ sử dụng phần đai lưng trong quá trình nâng đỡ khi cần hỗ trợ.

Hỗ trợ người lớn tuổi đứng dậy không cần dùng ghế

  1. Kiểm tra mức độ chấn thương của người cao tuổi sau khi té ngã
  2. Đỡ người lớn tuổi ngồi dậy với phần chân đặt ở phía trước
  3. Đặt tay người lớn tuổi khoanh lại trước ngực. Người chăm sóc vòng tay từ hai bên nách ra trước ngực người cao tuổi để tăng độ an toàn.
  4. Dùng chân thuận làm điểm tựa, người chăm sóc từ phía sau đẩy nhẹ người lớn tuổi sang trái và phải cho đến khi người lớn tuổi hoàn toàn đứng dậy. 

lock the caregivers arms under the elderly's armsNguồn Karma Medical Taiwan; Karma Academy

Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Và đừng quên tiếp tục đón đọc các bài viết chia sẻ kiến thức của Karma hàng tháng nhé!

Đọc tiếp

The post Cách Hỗ Trợ Người Lớn Tuổi Đứng Dậy Đúng Cách Sau Khi Té Ngã (p.2) first appeared on Xe lăn KARMA.

]]>