Chú ý tư thế đẩy xe lăn:
Khi đẩy xe lăn, hãy giữ cho phần lưng được thẳng, không cong vẹo hay thường xuyên gập người xuống để đẩy xe.
The post Làm Thế Nào Để Chọn Lựa Xe Lăn Phù Hợp Với Tình Trạng Tai Biến first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Các biến chứng thường gặp của bệnh tai biến mạch máu não là mất khả năng vận động, hoặc khả năng di chuyển bị hạn chế, rất dễ bị té ngã, v.v.
Tình trạng liệt tay, chân, mặt hoặc liệt cả người cũng xảy ra khá phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới bệnh nhân mà còn mang lại gánh nặng cho gia đình, người thân.
Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu Cách Chọn Lựa Xe Lăn Dành Cho Người Đột Quỵ Nhẹ. Tuy nhiên, còn hai cấp độ nặng hơn của chứng bệnh tai biến mạch máu não mà mỗi cá nhân cần phải biết đến.
Ngoài ra, việc lựa chọn thiết bị hỗ trợ đi lại phù hợp cũng rất quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của người bệnh.
Các kiểu đột quỵ và khả năng di chuyển. Nguồn: About Wheelchair Blog
Với người bệnh đột quỵ do thiếu máu, sau khi tai biến xảy ra, sức khỏe của họ thường suy giảm đáng kể tuy nhiên vẫn còn khả năng đi lại. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng các thiết bị hỗ trợ đi lại cơ bản như gậy hoặc xe lăn nhôm gọn nhẹ để hỗ trợ gia tăng quá trình phục hồi.
Biến chứng thường gặp đối với người bệnh trải qua cơn tai biến đó là các chức năng vận động suy giảm rõ rệt hoặc thậm chí có nguy cơ dẫn đến bị bại liệt.
Khi bệnh nhân gặp hạn chế trong việc đi lại nhưng vẫn còn đủ sức lực tự ngồi vào xe lăn và có thể tự đẩy xe, hãy lựa chọn một chiếc xe lăn bánh to có thể gấp gọn tạo điều kiện cho bệnh nhân di chuyển.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, hãy lựa chọn xe lăn có thiết kế thành tay và thành chân tháo rời để người dùng được thuận tiện sử dụng cánh tay và hoặc bàn chân không bị liệt vận hành và đẩy xe lăn.
Thành tay có thể lật ra sau và thành chân có thể tháo rời giúp việc ra vào xe lăn dễ dàng! Nguồn: Karma Medical S-Ergo 125
Xe lăn có thành chân xoay ra ngoài hoặc vào trong giúp tối ưu quá trình phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ. Người dùng không bị vướng bận khi ra vào xe lăn, giảm tránh các nguy cơ té ngã. Ngoài ra, đây cũng tạo điều kiện giúp bệnh nhân còn lực chân có thể tự đẩy xe lăn.
Xe lăn có ghế ngồi thấp giúp chân người dùng tiếp đất dễ dàng hơn. Điều này giúp cho việc di chuyển ra vào ghế cũng như đẩy ghế dễ dàng hơn.
Xe lăn SM 215 có chiều cao ghế thấp kèm thành chân xoay sang hai bên, thuận tiện người dùng sử dụng chân để đẩy xe.
Biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não chẳng những làm người bệnh mất đi khả năng tự vận động mà ngay cả chức năng tự điều khiển các bộ phận trên cơ thể cũng suy thoái hoàn toàn. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyến khích nên chọn xe lăn đa năng phức hợp với các công dụng như hỗ trợ tựa lưng, chống viêm loét, v.v.
Tổng kết
Mỗi một chiếc xe lăn được chế tạo ra với mục đích khác và phục vục nhu cầu khác nhau của người dùng. Vậy nên, KARMA khuyến khích người chăm sóc hãy nắm rõ tình trạng của người dùng và lựa chọn chiếc xe tương ứng với nhu cầu của họ. Đó mới chính là chiếc xe lăn tốt nhất!
The post Làm Thế Nào Để Chọn Lựa Xe Lăn Phù Hợp Với Tình Trạng Tai Biến first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Mùa hè kèm nắng nóng và nhiệt độ cao nhất trong năm là thời điểm dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi có sức đề kháng yếu.
Sau đây, KARMA mách bạn các chú ý khi chăm sóc người cao tuổi ra dưới tiết trời oi bức và nhiệt độ cao.
Theo sở y tế Nam Định, số ca bệnh đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè cũng khá cao do thay đổi nhiệt độ cùng chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và nguy cơ cao ở những người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…
Thời điểm xảy ra đột quỵ ở người cao tuổi thường là chiều tối hoặc nửa đêm về sáng lúc mà cả thân nhiệt lẫn nhiệt độ có nhiều thay đổi. Nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng.
Do đó hạn chế tránh để người cao tuổi vận động hoặc đưa họ ra ngoài trời vào thời điểm này.
Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh phổ biến trong mùa hè. Dưới nhiệt độ cao, thực phẩm nếu để ở ngoài trời một thời gian dài nhanh chóng bị ôi thui. Khi không may sử dụng thực phẩm này, người cao tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy gây mất nước và chất điện giải.
Ngoài ra, chế độ ăn uống chưa hợp lý trong mùa hè nên thường gây ra không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Tất cả làm cho người cao tuổi khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài.
Vậy nên, hãy cung cấp một chế độ ăn cùng thời gian ăn uống lành mạnh khoa học cho người cao tuổi để ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa.
Vào những ngày nắng của mùa hè, người cao tuổi thường ra mồ hôi nhiều mà không kịp được cung cấp nước sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước và chất điện giải.
Việc mất nước ở người cao tuổi gây ra những thay đổi khó chịu ở cơ thể như mệt mỏi, tay chân bủn rủn không có sức lực, hay quên và cáu gắt; thậm chí nguy cơ truỵ tim mạch khá cao khi tình trạng mất nước kéo dài.
Vì thế, người chăm sóc hãy ghi nhớ cho người cao tuổi uống nước thường xuyên, ăn nhiều rau và hoa quả để cơ thể luôn có đủ nước và các chất điện giải; tránh lạnh đột ngột.
Vào hè, bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường phát tác ở các bộ phận quan trọng như các khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp bàn tay, bàn chân và thường xuyên ở vai gáy, đau nhức khớp gối khi người cao tuổi bị mất ngủ, trằn trọc do không khí oi bức vào mùa hè ngay cả vào ban đêm.
Ngoài ra, một số bệnh về da cũng thường gặp ở người cao tuổi vào hè như viêm da dị ứng gây ngứa. Hay bệnh zona là bệnh do vi rút gây ra và thường chúng ký sinh sẵn trong cơ thể một số người đã từng bị bệnh thủy đậu, say nắng, v.v
Chăm sóc người cao tuổi là một việc không dễ dàng, đòi hỏi nhiều tình thương cũng như sự kiên nhẫn. Vậy nên, KARMA hi vọng bài viết này sẽ phần nào mang đến những kiến thức hữu ích cho người chăm sóc chăm lo người cao tuổi hàng ngày.
The post Phòng Tránh Các Bệnh Thường Gặp Ở Người Lớn Tuổi Trong Mùa Hè first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>The post Những Chấn Thương Thứ Cấp Thường Gặp Khi Ngồi Xe Lăn Không Phù Hợp (pt.1) first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Cùng KARMA tìm hiểu đâu là những chấn thương thứ cấp thường gặp ở người ở dùng xe lăn và làm cách nào để chọn lựa xe lăn phù hợp!
Loét Tỳ Đè là bệnh da liễu gây nên do áp lực tích tựu lâu ngày lên da cùng vùng mô dưới da, và tỳ đè lên các lồi xương. Nếu không chú ý các lực này sẽ gây ra các vết viêm nhiễm tạo thành do nhiều yếu tố như ma sát, ẩm thấp, v.v. và tạo nên sự khó chịu cho người sử dụng xe lăn trong thời gian dài.
Tỷ lệ mắc viêm loét tỳ đè ở người cao tuổi là cao nhất nếu không được chăm sóc và phát hiện kịp thời, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da, thậm chí trong trường hợp xấu có thể gây nên tử vong.
Vẹo cột sống vô căn là một trong những dạng vẹo cột sống thường gặp ở bệnh nhân và thường không tìm được rõ nguyên nhân.
Vẹo cột sống thần kinh cơ do các tác nhân ảnh hưởng đến hệ thần kinh như bại não, bệnh cơ hoặc nứt đốt sống.
Vẹo cột sống chức năng xảy ra do tư thế đứng/ngồi hoặc chiều dài hai chân không đều ảnh hưởng lên cột sống.
Cùng tiếp tục đón đọc các bài viết hữu ích của KARMA MEDICAL VIETNAM mỗi tuần vì cộng đồng người dùng xe lăn Việt Nam nhé!
Đọc tiếp
The post Những Chấn Thương Thứ Cấp Thường Gặp Khi Ngồi Xe Lăn Không Phù Hợp (pt.1) first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>The post Cách Hỗ Trợ Người Lớn Tuổi Đứng Dậy Đúng Cách Sau Khi Té Ngã (p.2) first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Tiếp tục với chuyên đề chăm sóc người cao tuổi, trong bài viết này Karma chia sẻ các bước hỗ trợ người lớn tuổi bị té ngã đúng cách.
Khi người lớn tuổi không may bị té ngã, việc đầu tiên cần làm là hãy xác định độ nghiêm trọng.
Sau khi chắc chắn rằng người cao tuổi không bị bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào, có hai phương pháp đơn giản mà người chăm sóc có thể sử dụng để nâng đỡ họ đứng dậy.
Nguồn Karma Medical Taiwan; Karma Academy
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Và đừng quên tiếp tục đón đọc các bài viết chia sẻ kiến thức của Karma hàng tháng nhé!
Đọc tiếp
The post Cách Hỗ Trợ Người Lớn Tuổi Đứng Dậy Đúng Cách Sau Khi Té Ngã (p.2) first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>The post Cách Phòng Tránh Và Hỗ Trợ Người Cao Tuổi Khi Gặp Té Ngã (p1.) first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Công cụ tốt nhất để hỗ trợ người cao tuổi gặp té ngã đứng dậy một cách an toàn là sử dụng đai lưng di chuyển hay đai dịch chuyển người tai biến.
Khi người cao tuổi vấp ngã, bản năng của người chăm sóc thường lập tức kéo giữ cánh tay của họ. Tuy nhiên, phương pháp này rất nguy hiểm vì có nguy cơ cao khiến người chăm sóc té ngã cùng người cao tuổi. Thay vào đó, hãy thử sử dụng đai di chuyển để hỗ trợ người cao tuổi có sức lực yếu kém nhé!
Sử dụng đai di chuyển giúp người cao tuổi ổn định khi đi lại và ngăn ngừa té ngã. Ngoài ra, còn giúp người chăm sóc cảm thấy an toàn và chắc chắn. Nguồn: Karma Medical Taiwan; Karma Academy
Đầu tiên đặt người lớn tuổi ngồi tại mép ghế với khung tập đi phía trước. Đảm bảo cả hai chân người lớn tuổi đều chạm tới mặt đất, ở tư thế này đầu gối sẽ tạo nên một góc nhỏ hơn 90 độ. Lúc này, hầu hết theo bản năng người chăm sóc sẽ nâng đỡ bằng cách vòng tay từ phía sau qua người cao tuổi.
Khi cố gắng nhấc người cao tuổi đứng dậy bằng cách vòng tay qua họ từ phía sau, cách làm này có thể khiến cho cả hai cùng té ngã Nguồn: Karma Medical Taiwan; Karma Academy
Tuy nhiên, cách làm trên có khả năng gây ra thương tích cho người chăm sóc nếu thường xuyên lặp lại động tác. Thay vào đó, với sự hỗ trợ của đai di chuyển chuyên dụng, người chăm sóc có chỉ cần kéo nhẹ đai lưng về phía trước để người cao tuổi dồn trọng lực lên khung tập đi và di chuyển dần dần.
Sử dụng đai lưng hỗ trợ giúp người cao tuổi di chuyển. Nguồn: Karma Medical Taiwan; Karma Academy
Tiếp tục theo dõi KARMA MEDICAL VIETNAM để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về cách chăm sóc người lớn tuổi nhé cũng như người dùng xe lăn nhé!
The post Cách Phòng Tránh Và Hỗ Trợ Người Cao Tuổi Khi Gặp Té Ngã (p1.) first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>The post Mẹo Giúp Người Chăm Sóc Đẩy Xe Lăn Không Mất Nhiều Sức – P.1 first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Khi chăm sóc người dùng xe lăn, cần chú ý sử dụng sự “khôn khéo” hơn là dùng nhiều sức lực. Khi người chăm sóc sử dụng nhiều lực, thắt lưng gập quá góc nghiêng cho phép hoặc tư thế không đúng, dẫn đến nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn chấn thương tích lũy.
Vì vậy, người chăm sóc cần biết cách tận dụng các bộ phận thiết kế xe lăn hỗ trợ người chăm sóc như: phanh tay, bàn đạp trợ lực để thuận tiện đẩy xe cũng như bảo vệ cơ thể tránh bị chấn thương.
Khi đẩy xe lăn, hãy giữ cho phần lưng được thẳng, không cong vẹo hay thường xuyên gập người xuống để đẩy xe.
Cần nhớ phải gấp bàn đạp chân trước khi hỗ trợ người dùng xe ra vào xe lăn. Ngoài việc tránh cho bản thân và người dùng bị vấp ngã do khoảng cách người và xe được rút ngắn và giúp bảo hộ cho phần lưng không phải sử dụng quá nhiều lực.
Tìm hiểu xe lăn SOMA 215Với các xe lăn có thiết kế hỗ trợ người chăm sóc, đều có trang bị phần bàn đạp trợ lực. Khi đẩy xe qua chướng ngại vật, người dùng nên sử dụng bàn đạp trợ để đẩy xe không mất nhiều sức lực và thời gian.
Trong các bài viết trước, KARMA có mách bạn cách đẩy xe lăn an toàn qua chướng ngại vật hoặc dốc đứng.
Nếu bạn cần di chuyển xe, chẳng hạn như đặt xe lăn vào khoang sau của ô tô, hãy tháo rời một số bộ phận của xe như bánh sau, thành chân, thành tay (nếu xe lăn thiết kế các bộ phận này có thể tháo rời) trước khi gấp gọn xe lăn. Đây là mẹo nhỏ giúp giảm tải tổng trọng của xe và người chăm sóc cũng tiết kiệm được sức khi mang vác xe.
Tìm hiểu xe lăn ergo lite chỉ 8.6kgThe post Mẹo Giúp Người Chăm Sóc Đẩy Xe Lăn Không Mất Nhiều Sức – P.1 first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>The post Cách Phòng Chống Loét Tỳ Đè Cho Người Dùng Xe Lăn first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>Ngoài ra, viêm loét tỳ đè là biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người dùng xe. Vì vậy, chúng ta hãy chủ động phòng chống viêm loét bằng một số biện pháp dưới đây:
Theo Thư viện Y khoa Quốc Gia Hoa kỳ, vận động giúp thúc đẩy tuần hoàn và tăng cường lưu thông máu. Vậy nên, khuyến cáo rằng cứ cách 30 phút, người dùng xe lăn cần tự nâng người bằng cách chống hai tay vào hai bên thành xe, rồi từ từ nâng thân mình lên.
Đây là biện pháp cơ bản giúp hỗ trợ lưu thông máu cũng như phân tán bớt sức nặng của cơ thể lên phần mông sau thời gian dài dùng xe lăn.
Bằng việc tắm rửa, lau chùi cơ thể thường xuyên, vi khuẩn, nấm mốc sẽ không có cơ hội phát triển. Đây cũng là một cách hiệu quả để giảm loét và bảo vệ sức khỏe người dùng xe lăn.
Đệm lót là một trong những công cụ làm giảm áp lực tì đè lên mông, giúp ngăn ngừa viêm loét. Hãy chọn cho mình loại đệm thoáng khí, có chức năng kháng khuẩn để tăng cường khả năng bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, một chiếc đệm loát tốt thường có giá khá cao.
Bên cạnh đó, một biện pháp ít tốn kém hơn là chọn những loại xe lăn có thiết kế ghế ngồi Ergonomic công thái học giúp ngăn ngừa viêm loét hiệu quả.
Được thiết kế ghế ngồi hình chữ S, những dòng xe lăn đa năng như S-ERGO 125 và ERGO LITE sẽ phân bổ áp lực lên một vùng rộng hơn, đem lại cảm giác thoải mái và giảm loét cho người dùng.
Trên đây là một số chia sẻ của KARMA để giúp chúng ta vượt qua nỗi lo về loét. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với KARMA nhé. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
The post Cách Phòng Chống Loét Tỳ Đè Cho Người Dùng Xe Lăn first appeared on Xe lăn KARMA.
]]>